- GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Phát triển vận động
– Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như: tập hít vào thở ra, vận động tay, lưng, bụng, lườn.
– Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất ban đầu:
+ Chân: ngồi xuống, đứng lên.
+ Bò, trườn: bò thẳng hướng và có vật trên lưng, bò chui qua cổng, bò, trườn qua vật cản.
+ Đi, chạy: đi theo lệnh, đi trong đường hẹp, đi có mang vật trên tay, chạy theo hướng thẳng, đứng co 1 chân.
+ Nhún bật: bật tại chỗ, bật qua vạch kẻ.
+ Tập tung, ném, bắt: tung – bắt bóng cùng cô, ném bóng về phía trước, ném bóng vào đích.
– Cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt:
+ Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, nhào, đảo, vò xé.
+ Đóng cọc bàn gỗ.
+ Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. Chồng, xếp 6 – 8 khối.
+ Tập cầm bút tô, vẽ, lật mở trang sách.
- Dinh dưỡng sức khỏe
– Luyện tập nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt như: chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau, thói quen trong ăn uống và chế độ ngủ 1 giấc, tập một số thói quen tốt trong sinh hoạt (ăn chín, uốn chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định).
– Làm quen với việc tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh.
– Tập tự phục vụ: tự ăn cơm, uống nước, mặc quần áo, đi dép trong nhà vệ sinh …
– Nói chuyện với người lớn khi có nhu cầu: ăn, ngủ, vệ sinh.
– Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
– Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
- Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn
– Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.
– Nhận bết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.
- GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Tập luyện và phối hợp các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
– Tìm đồ vật cất giấu, nghe và nhận biết âm thanh phát ra của một số đồ vật, con vật quen thuộc.
– Sờ nắn, nhìn, ngửi, đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
– Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng – mềm, trơn láng – xù xì.
– Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt – mặn – chua).
- Nhận biết
– Gọi tên, chức năng một số bộ phận cơ thể của con nguời.
– Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
– Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ.
– Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian …
– Biết tên cô, tên bạn, người thân và các đồ dùng đồ chơi của bản thân, lớp học.
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Lắng nghe
– Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
– Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc.
– Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói (cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu?)
– Nghe các bài đồng dao, bài thơ, bài hát và truyện ngắn.
- Nói chuyện
– Phát âm các âm khác nhau.
– Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
– Đặt câu hỏi và trả lời: làm gì? ở đâu? thế nào? …
– Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
– Đoc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng, kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
– Dùng từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
– Lắng nghe khi người lớn đọc sách. Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
- PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI, THẨM MỸ
- Tình cảm
– Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân, nhận biết đồ dùng đồ chơi yêu thích của mình.
– Thực hiện yêu cầu đơn giản của cô.
– Thể hiện cảm xúc: vui, buồn, tức giận.
- Kỹ năng xã hội
– Giao tiếp với cô, bạn, người thân và những người xung quanh. Chơi thân thiện với bạn và nhường đồ chơi cho bạn.
– Sử dụng đồ chơi, quan tâm tới vật nuôi.
– Thực hiện một số hành vi trong giao tiếp: chào, tạm biệt, cảm ơn …
– Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp (xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định).
- Cảm xúc thẩm mỹ
– Nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ.
– Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.
– Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, nặn, xé, vò, xếp hình.
– Xem tranh.