1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
  2. Phát triển vận động

– Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như:

+ Hô hấp: hít vào thở ra.

+ Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay; co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).

+ Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, ngửa người ra sau; quay sang trái – sang phải; nghiêng người sang trái – sang phải.

+ Chân: nhún chân; ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ; đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.

– Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động:

+ Đi và chạy: Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi. Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn. Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn. Chạy 15m trong khoảng 10 giây. Chạy chậm 60-80m.

+ Bò, trườn, trèo: Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m. Bò dích dắc qua 5 điểm. Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m  x  0,6m. Trườn theo hướng thẳng. Trèo qua ghế dài1,5m x 30cm. Trèo lên, xuống 5 gióng thang.

+ Tung, ném, bắt: Tung bóng lên cao và bắt. Tung bắt bóng với người đối diện. Đập và bắt bóng tại chỗ. Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. Ném trúng đích bằng 1 tay. Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.

+ Bật, nhảy: Bật liên tục về phía trước. Bật xa 35 – 40cm. Bật – nhảy từ trên cao xuống (cao 30 – 35cm). Bật tách chân, khép chân qua 5 ô. Bật qua vật cản cao10 – 15cm. Nhảy lò cò 3m.

– Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ:

+ Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối

+ Gập giấy.

+ Lắp ghép hình.

+ Xé, cắt đường thẳng.

+ Tô, vẽ hình.

+ Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.

  1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

– Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ

+ Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).

+ Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn

+ Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

+ Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì …).

 – Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

+ Tập đánh răng, lau mặt.

+ Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.

+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

– Giữ gìn sức khỏe và an toàn.

+ Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ.

+ Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

+ Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

+ Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

+ Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.

+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

 + Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
  2. Khám phá khoa học

– Các bộ phận của cơ thể con người: chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.

– Đồ vật

+ Đồ dùng, đồ chơi: Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 – 3 đồ dùng, đồ chơi. Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 –  2 dấu hiệu.

+ Phương tiện giao thông: đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 – 2 dấu hiệu.

– Động vật và thực vật

+ Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.

+ So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả.

+ Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 1 – 2 dấu hiệu.

+ Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.

+ Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.

– Một số hiện tượng tự nhiên

+ Thời tiết, mùa: một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.

+ Ngày và đêm: sự khác nhau giữa ngày và đêm.

+ Nước: Các nguồn nước trong môi trường sống. Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây. Một số đặc điểm, tính chất của nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

+ Không khí, ánh sáng:  không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiếtcủa nó với cuộc sống con người, con vật và cây.

+ Đất đá, cát, sỏi: một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

  1. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

– Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm

+ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

+ Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.

+ Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

+ Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn

+ Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe …).

– Xếp tương ứng

+ Xếp tương ứng 1-1.

+ Ghép đôi.

– So sánh, sắp xếp theo qui tắc: so sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc.

– Đo lường

+ Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo.

+ Đo dung tích bằng một đơn vị đo

– Hình dạng

+ So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật.

+ Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

– Định hướng trong không gian và định hướng thời gian:

+  Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới; phía phải – phía trái).

+ Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.

  1. Khám phá xã hội

– Bản thân, gia đình, trường mầm non và cộng đồng

+ Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.

+ Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình.

+ Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.

+ Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.

– Một số nghề trong xã hội: tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến.

– Danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hoá: đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá của quê hương, đất nước.

 

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

  1. Nghe

– Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.

– Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.

– Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.

– Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

– Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

  1. Nói

– Phát âm các tiếng có chứa các âm khó.

– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.

– Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?.

– Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.

– Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

– Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.

– Kể lại truyện đã được nghe.

– Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh.

– Kể lại sự việc có nhiều tình tiết

– Đóng kịch.

  1. Làm quen với đọc và viết

– Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường cho người đi bộ …).

– Nhận dạng một số chữ cái.

– Tập tô, tập đồ các nét chữ.

– Tiếp xúc với chữ, sách truyện.

– Xem, nghe và đọc các loại sách khác nhau.

– Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt

+ Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dư­ới.

+ Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu.

– Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.

– “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.

– Giữ gìn, bảo vệ sách

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI
  2. Phát triển tình cảm

– Ý thức về bản thân: Tên, tuổi, giới tính; Sở thích, khả năng của bản thân.

– Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh

+ Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

 + Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.

+  Kính yêu Bác Hồ.

+ Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.

  1. Phát triển kỹ năng xã hội

– Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường).

– Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội

+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép

+ Chờ đến lượt, hợp tác.

+ Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.

+ Quan tâm, giúp đỡ bạn

+ Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” – “xấu”.

– Quan tâm đến môi trường

+ Tiết kiệm điện, nước.

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Bảo vệ và chăm sóc các con vật, cây cối.

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

– Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật: Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.

– Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình 

+ Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca).

+ Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

+ Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

+ Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp).

+ Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.

+ Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét.

+  Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét.

– Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các họat động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)

+ Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc.

+ Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát.

+ Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích.

+ Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.

+ Đặt tên cho sản phẩm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ