UBND QUẬN TÂN BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MNTT THIÊN THẦN NHỎ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 10 /KHBT-MNTTN Tân Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2024
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác bán trú
Năm học 2024-2025
Căn cứ Kế hoạch số 283/KH-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn quận Tân Bình;
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-BCĐ ngày 24 tháng 3 năm 2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm quận Tân Bình về Kế hoạch công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2023;
Căn cứ Văn bản số 873/GDĐT ngày 5 tháng 6 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận Tân Bình;
Căn cứ Kế hoạch số 1402/KH-GDĐT-MN ngày 5 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Kế hoạch năm học 2024-2025 giáo dục mầm non; Kế hoạch số 1403/KH-GDĐT-MN ngày 5 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện công tác bán trú năm học 2024-20245
Căn cứ Kế hoạch số 09/KH-MNTTN ngày 6 tháng 9 năm 2024 về Kế hoạch năm học 2024-2025 và điều kiện, tình hình thực tế của trường, trường Mầm non tư thục Thiên Thần Nhỏ xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2024-2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
– Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú. Bảo đảm thực hiện tốt công tác y tế trường học; các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học.
– Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh bán trú. Tổ chức các hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa phù hợp với trình độ và tâm lí trẻ em. Chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ trong mọi hoạt động giúp trẻ em ngày một trưởng thành hơn.
– Tăng cường quản lý các hoạt động bán trú. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường.
– Đối với trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì, trẻ có bệnh lý. Cán bộ quản lý, Giáo viên cần trao đổi trực tiếp và tư vấn với cha mẹ trẻ em, người chăm sóc trẻ để thống nhất trong việc phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đảm bảo thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng, tăng cân chậm đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì theo kế hoạch đề ra. Tổ chức cho trẻ thừa cân, béo phì tham gia các hoạt động vận động phù hợp lứa tuổi.
– Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại trường, nâng cao chất lượng “Chuỗi thực phẩm an toàn” trong nhà trường, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể trong nhà trường.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng
100% trẻ đang theo học bán trú tại trường Mầm non tư thục Thiên Thần Nhỏ
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú
– Tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ em, giáo viên, bảo mẫu và nhân viên nấu ăn ngay từ đầu năm học. Thông báo sớm tình hình sức khỏe trẻ em đến cha mẹ trẻ em ngay sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe từ cơ quan y tế.
– Giáo dục trẻ em phòng bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống) và phòng bệnh theo mùa (đau mắt đỏ, tả, cảm sốt, thương hàn, sốt xuất huyết, thủy đậu, tay-chân-miệng….).
– Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho bảo mẫu, nhân viên nấu ăn để thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ em. Nhân viên nấu ăn, bảo mẫu phải thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo hộ lao động và vệ sinh cá nhân khi làm việc.
– Lưu mẫu đúng theo qui định: mỗi một loại thức ăn lưu trong một vật dụng riêng biệt, chất liệu inox, lưu tối thiểu 100g/mẫu thức ăn đối với thức ăn khô và 150g/mẫu đối với món canh hoặc xúp. Niêm phong mẫu lưu chặt chẽ, an toàn, ghi chép việc thực hiện lưu mẫu đúng theo yêu cầu qui định. Thời gian lưu là 24g. Đối với trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu học sinh bị ngộ độc do thức ăn, mẫu lưu cần được lưu trữ lại để cơ quan chức năng kiểm tra.
– Nguồn thực phẩm đầu vào phục vụ bán trú được nhà trường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn thực phẩm sử dụng trong nhà trường là nguồn thực phẩm sạch, an toàn được cung cấp bởi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong “Chuỗi thực phẩm an toàn” hoặc thực phẩm cung có giấy chứng nhận HACCP, VietGap,VietGloabal, ISO 22000:2005, GMP… Đảm bảo tính pháp lý, tính chặt chẽ khi thực hiện hợp đồng cung cấp thực phẩm.
→ Công ty TNHH MTV đầu tư Triều Anh (cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm): được công nhận đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn”; đạt chứng nhận ISO 22000:2018; HACCP CODEX 2020.
→ Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk (cung cấp sữa bột, sữa chua … )
→ Công ty TNHH Yakult Việt Nam tại TP.HCM (cung cấp sữa uống lên men Yakult).
→ Công ty TNHH kinh doanh thương mại Trương Nguyễn (cung cấp nước uống nhãn hiệu Bidrico): được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 6096:2004
Yêu cầu các công ty này cung cấp hồ sơ kết quả xét nghiệm thực phẩm an toàn 6 tháng/ lần.
– Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ trẻ em trong công tác giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm cũng như giá thành của từng bữa ăn hàng ngày trong tổ chức hoạt động bán trú tại trường. Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện xuyên suốt trong năm học, có lịch giám sát cụ thể và lưu biên bản sau kiểm tra.
– Sử dụng nguồn nước sạch đã được kiểm tra đủ tiêu chuẩn hóa – sinh theo quy định để chế biến thức ăn. Đảm bảo đủ nước sạch cho học sinh sử dụng hàng ngày.
– Thực hiện phần mềm quản lý công tác bán trú, ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế khẩu phần đủ năng lượng, đủ chất và cân đối các chất dinh dưỡng; thỏa thuận với phụ huynh về mức thu tiền ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn và bổ sung sữa, sữa len men yakult hoặc yaourt mỗi ngày cho trẻ. Có chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ có tiền sử dị ứng với một số thực phẩm.
– Chỉ tiêu:
+ Nhà trẻ đạt: 60-70% tại trường/ 600-700 Kcal/ ngày
+ Mẫu giáo đạt: 50-60% tại trường/ 615-726 Kcal/ ngày
– Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì; có biện pháp tích cực, hiệu quả, phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân – béo phì, không để tỉ lệ trẻ thừa cân – béo phì và suy dinh dưỡng gia tăng trong năm học.
– Tổ chức khám sức khỏe, tẩy giun cho trẻ theo qui định.
– Nhà vệ sinh của trẻ đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
– Dành thời gian cho trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt tại trường, quan sát những biểu hiện tâm lý của trẻ, trò chuyện, tìm hiểu để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nhà trường bảo đảm đủ điều kiện tổ chức hoạt động bán trú cho trẻ trong ngày, được sự đồng thuận của cha mẹ trẻ em trước khi tiến hành tổ chức thực hiện.
2.2. Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trẻ học bán trú
– Tiếp tục thực hiện thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Duy trì thực hiện các chế độ và quy định về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh dịch. Tăng cường dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân theo yêu cầu của chương trình. Phấn đấu trong năm học không xảy ra tai nạn gây tử vong hay thương tích nặng, xây dựng trường mầm non hạnh phúc.
– Tiếp tục thực hiện chỉ thị 505/CT- BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho học sinh.
– Hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân (rửa tay, đeo khẩu trang, đánh răng đúng cách…), biết sử dụng đồ dùng ăn uống cá nhân không dùng chung đồ dùng với bạn, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
– Chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường cùng tham gia rèn luyện, đảm bảo công tác giáo dục thể chất thông qua việc nâng cao chất lượng dạy học, đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường, tổ chức tốt các trò chơi vận động phù hợp với trẻ (đặc biệt là trẻ béo phì) thiết thực, hiệu quả.
– Khuyến cáo đến cha mẹ trẻ em trong việc tăng cường vận động cho học sinh, giúp học sinh béo phì sớm nhanh chóng thoát béo phì thông qua nội dung truyên truyền trên bảng tin như: Hãy tạo điều kiện và khuyến khích trẻ vận động mọi lúc mọi nơi; Hãy tập thể dục và chơi thể thao cùng trẻ; Hãy phân công cho trẻ giúp việc nhà phù hợp với lứa tuổi,…
– Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời; chú trọng rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ trong tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo.
– Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho trẻ, kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Đảm bảo an toàn 100% cho trẻ về thể chất và tinh thần, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích, dịch bệnh trong trường.
2.3. Tăng cường quản lý các hoạt động bán trú
2.3.1. Cơ sở vật chất
– Bảo trì hệ thống bếp gaz, có kế hoạch tham mưu, mua sắm bổ sung trang thiết bị: trang bị mới máy xay thịt, xay sinh tố, dự kiến trang bị thêm máy ép trái cây … các thiết bị hiện đại…đảm bảo 100% học sinh có đủ đồ dùng bán trú đúng quy định.
– Tham mưu, đề xuất sửa chữa, thay mới các đồ dùng, trang thiết bị hư hỏng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng (trang bị đệm nằm thay giường lưới hư, cũ cho trẻ mẫu giáo; khu vực thay quần áo riêng cho các bé gái, trang bị mới kệ đồ chơi cho lớp mầm 2 và lá 1).
– Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, hệ thống gas để phòng chống cháy nổ; tham mưu, đề xuất sửa chữa, thay mới các đồ dùng, trang thiết bị hư hỏng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
– Đảm bảo có đủ hệ thống nước sạch để sử dụng, hệ thống thoát nước thải không bị ứ đọng.
2.3.2. Hồ sơ bán trú
– Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo đúng quy định:
+ Sổ kế hoạch hoạt động bán trú, kế hoạch hoạt động Y tế và an toàn trường học, kế hoạch chăm sóc răng miệng, kế hoạch phòng chống béo phì, suy dinh dưỡng, kế hoạch tẩy giun, sổ theo dõi khi có sự cố đột xuất (giao trả và đổi nguồn thực phẩm khi không đảm bảo chất lượng).
+ Hồ sơ sức khỏe học sinh – giáo viên – nhân viên.
+ Sổ kiểm tra 03 bước về thực phẩm.
+ Sổ đổi trả thực phẩm hàng ngày (nếu có).
+ Sổ tính tiền ăn, sổ thực đơn và tính khẩu phần dinh dưỡng, sổ lưu mẫu.
+ Sổ hội họp nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên, nhân viên nấu ăn; kiểm tra bộ phận và các biên bản tự kiểm tra của đơn vị.
+ Các loại hợp đồng, hóa đơn mua thực phẩm (bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HCCAP, ISO 2000, VietGAP, GlobalGAP, Chuỗi thực phẩm an toàn,…giấy xét nghiệm mẫu thực phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch đối với các sản phẩm động vật).
+ Quyết định thành lập tổ chức bếp ăn.
+ Quyết định thành lập tổ kiểm tra đơn vị.
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Hồ sơ, biên bản hoặc sổ theo dõi việc tự kiểm tra. Hoạt động giám sát, khắc phục, báo cáo công tác tự kiểm tra.
2.3.3. Công tác kiểm tra
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra trong từng tháng, theo từng chủ điểm, kiểm tra đột xuất; Kế hoạch phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ trẻ em trong việc giám sát bếp ăn bán trú.
– Kiểm tra bếp ăn, kho chứa hóa mỹ phẩm, nhu yếu phẩm; hoạt động chế biến thức ăn, phân phối thức ăn.
– Kiểm tra hồ sơ bán trú.
– Kiểm tra nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ.
2.3.4. Công tác báo cáo
Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện công tác bán trú lồng ghép trong các báo sơ kết, tổng kết của đơn vị.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú trong năm học 2024-2025 trình Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện công tác bán trú đến cán bộ, giáo viên, nhân viên.
– Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, phong phú, thông qua các hoạt động giáo dục để rèn luyện kỹ năng sống, năng lực và phẩm chất cho trẻ; Tăng cường công tác giáo dục nề nếp vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
– Bảo đảm thực hiện tốt công tác y tế trường học; các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm. Công khai minh bạch trong việc chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ bán trú trong nhà trường.
– Tạo điều kiện cho Cha mẹ trẻ em tham gia giám sát bữa ăn bán trú theo kế hoạch thống nhất giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
– Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo kế hoạch việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Phân công tổ chức thực hiện:
STT | Họ và tên | Nhiệm vụ |
1 | Nguyễn Thị Lan
Hiệu trưởng – TB |
– PT chung, KT hoạt động động của các bộ phận; kiểm tra VSATTP
– Phân công cán bộ trực bán trú; giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân. – Ký kết hợp đồng mua thực phẩm an toàn. – Chủ trì họp BCĐ công tác bán trú |
2 | Hoàng Thị Kim Hương
Phó HT Nuôi – Phó TB |
– Phụ trách CSVC bán trú, thường xuyên KT mua sắm CSVC bán trú khi cần thiết.
– Theo dõi KT việc giao nhận thực phẩm cho nhà bếp (về số lượng, chất lượng, nguồn gốc thực phẩm) trong những ngày trực. – Kiểm tra VSATTP, quy trình chế biến. – Theo dõi các HĐ nế nếp ăn ngũ trong những ngày trực, nhắc nhở, kịp thời RKN những mặt còn tồn tại. – Xây dựng thực đơn tuần, tháng; thực hiện hồ sơ sổ sách BT, tiền ăn, KPDD. – Tăng cường công tác tuyên truyền tại bản tin, cập nhật kịp thời các thông tin mới để phụ huynh và giáo viên nắm bắt. – Tham gia họp BCĐ công tác bán trú. |
3 | Trần Long Hiệp
NV Văn thư – PT Y tế |
– Phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng quận tổ chức khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, tăng cường kiểm tra định kỳ vệ sinh các bình chứa nước uống, dụng cụ đựng thức ăn, nước uống tại nhóm lớp và nhà bếp.
– Theo dõi KT việc giao nhận thực phẩm cho nhà bếp (về số lượng, chất lượng, nguồn gốc thực phẩm) trong những ngày trực. – Theo dõi học sinh ăn BT hàng ngày, đối chiếu với bảng phân chia thức ăn cho trẻ tại nhà bếp, sổ điểm danh các lớp, sổ điểm danh tổng hợp, sổ tính tiền ăn – Cập nhật các thông tin tuyên truyền; thực đơn hàng tuần, hình ảnh hoạt động của các lớp lên trang web của trường – Thực hiện hồ sơ sổ sách Y tế – Tham gia họp BCĐ công tác bán trú. |
4 | GVCN và NV Bảo mẫu các lớp | – Thực hiện vệ sinh môi trường xung của nhóm lớp; Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chứa nước, trụng ly uống nước của trẻ mỗi ngày.
– Thực hiện điểm danh hàng ngày, báo sĩ số trẻ của lớp mình cho nhà bếp. – Đôn đốc, nhắc nhở trẻ thường xuyên thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chơi dơ … – Nhận thức ăn cho trẻ đúng giờ; tổ chức tốt giờ ăn, giáo dục các cháu ăn sạch, uống sạch, động viên trẻ ăn hết xuất. – Trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc và rèn thói quen vệ sinh cá nhân trẻ lúc ở nhà, tình hình trẻ trong ngày nếu có gì bất thường. – Tổ chức cân đo, chấm vẽ biểu đồ đúng yêu cầu quy định; báo cáo tình trạng trẻ SDD; DC-BP và tổ chức bài tập, trò chơi vận động cho đối tượng này / nếu có – Thông báo đến phụ huynh nội dung trọng tâm chăm sóc – giáo dục trẻ tại trường để phụ huynh cùng phối hợp tốt hơn trong việc nuôi dạy trẻ. – Tham gia họp công tác bán trú / theo lịch |
5 | NV Nấu ăn | – Cùng với Ban tiếp nhận kiểm tra cẩn thận thực phẩm, nếu có gì khác thường phải báo ngay BGH kịp thời xử lý.
– Chế biến thức ăn cho trẻ (đảm bảo giờ ăn của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế xắt thái, nấu ăn, lưu nghiệm, phân chia thức ăn cho trẻ …) – Chế biến thức ăn sáng, ăn trưa cho CB.GV.VN – Dự giờ ăn các lớp. – Vệ sinh dụng cụ nấu ăn, rửa chén bát. Vệ sinh nhà bếp hàng ngày, tuần theo quy định – Thực hiện sổ kiểm tra 03 bước về thực phẩm. – Thực hiện nghiêm các quy định về bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân, – Tham gia họp công tác bán trú / theo lịch. |
6 | NV Phục vụ | – Hỗ trợ NV nấu ăn rửa chén ăn sáng cho trẻ |
Trên đây là kế hoạch công tác bán trú năm học 2024-2025 của trường Mầm non tư thục Thiên Thần Nhỏ, đề nghị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
– Phòng GDĐT (bộ phận MN); – BGH,GV, Các bộ phận; – Lưu: HS,VT. |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Lan |
Tân Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2024
Duyệt của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo
TRƯỞNG PHÒNG
Phan Văn Quang