TP.HCM, Tháng 8/2024
Kịch bản xử lý các tình huống
dịch bệnh Sởi
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh sởi
Kịch bản xử lý các tình huống
12
Nội dung
1. Bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B
Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm
Thông tư 17/2019/TT-BYT về Hướng dẫn giám sát BTN
Sởi là bệnh truyền nhiễm phải cách ly
Quyết định 4845/QĐ-BYT năm 2012 về Hướng dẫn
giám sát, phòng chống bệnh sởi
Chỉ yêu cầu cách ly bệnh nhân, KHÔNG đề cập cách ly người tiếp xúc
2. Xử lý các tình huống dịch bệnh sởi
Xử lý ca sởi tản phát: ca đơn lẻ, không liên quan dịch tễ với ca khác
● Thực hiện điều tra dịch tễ trong vòng 48 giờ sau khi nhận được thông tin và lập
danh sách người tiếp xúc
● Người bệnh được chỉ định cách ly:
○ trường hợp nhẹ cách ly tại nhà (nghỉ học, nghỉ làm việc, không tham gia
các hoạt động tập thể, tập trung đông người),
○ trường hợp nặng hoặc có bệnh lý nền phải đưa vào cách ly tại cơ sở y tế.
○ Thời gian cách ly đủ 7 ngày kể từ ngày phát ban.
● Theo dõi người tiếp xúc hàng ngày đến hết 21 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng
với người bệnh
● Rà soát và tổ chức tiêm bổ sung cho tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định toàn
phường xã.
● Vận động những người khác đi tiêm bổ sung nếu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ
hoặc không rõ tiền sử tiêm sởi.
● Nếu nơi trẻ đi học không thuộc địa bàn phường xã cư ngụ thì phải chuyển thông
tin đến địa phương đó để triển khai các hoạt động giám sát và tiêm chủng
Ổ dịch trong trường học : ≥ 2 ca trong 7 – 21 ngày / trường
Gồm đầy đủ các nội dung như đối với 01 ca tản phát và thực hiện thêm các hoạt
động sau:
● Thông báo ngay cho cha mẹ học sinh toàn trường biết về tình hình bệnh sởi
tại trường và yêu cầu cha mẹ nếu phát hiện trẻ có triệu chứng sốt thì cho trẻ
nghỉ học và đi khám bệnh; đồng thời thông báo cho giáo viên chủ nhiệm biết
● Tổ chức đón trẻ tại cổng trường, cửa lớp, phát hiện sớm những trẻ có triệu
chứng nghi ngờ thì vận động phụ huynh đưa trẻ về và đi khám bệnh.
● Giáo viên và công nhân viên có triệu chứng nghi ngờ không đến trường đồng
thời khai báo ngay với ban giám hiệu hoặc người lãnh đạo
● Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính cho ánh sáng chiếu vào và đảm bảo
thông khí cho phòng học; thực hiện vệ sinh khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng, sàn
nhà, tay nắm cửa v.v… bằng xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường
hoặc bằng dung dịch chứa clor
● Rà soát và tiêm bù, tiêm bổ sung ngay học sinh và giáo viên tại trường nếu
chưa tiêm đủ hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng
● Kết thúc theo dõi nếu sau 21 ngày không phát hiện thêm ca bệnh mới.
Ổ dịch ngoài cộng đồng: ≥ 2 ca trong 7 – 21 ngày/ PX
Gồm đầy đủ các nội dung như đối với 01 ca tản phát và thực hiện thêm
các hoạt động sau
• Huy động mạng lưới cộng tác viên tham gia truyền thông và phát hiện
sớm ca bệnh sởi trong cộng đồng.
• Đẩy nhanh tiến độ rà soát và tổ chức tiêm chủng bổ sung vắc xin cho
trẻ trong 1 tuần sau khi xác định ổ dịch.
• Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những gia đình không
đưa con đi tiêm bù theo vận động của trạm y tế.
• Đẩy mạnh truyền thông nguy cơ trên địa bàn phường xã đang có ổ
dịch: xe truyền thông, băng rôn, áp phích, các nhóm chat cộng đồng.
• Kết thúc theo dõi sau 21 ngày không phát hiện ca bệnh
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ