QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE HỌC SINH
NĂM HỌC: 2024 – 2025
UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG MN THIÊN THẦN NHỎ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Tân Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2024 |
|
QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE HỌC SINH
NĂM HỌC: 2024 – 2025
1. Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, nhà trường cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nêu một số nội dung phối hợp sau đây:
1.1. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ
– Tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn.
– Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em: các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm…
– Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kì.
– Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.
1.2. Phối hợp thực hiện
– Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Phụ huynh học sinh cùng tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ nhỏ phù hợp với chương trình, cụ thể:
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình, tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi.
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy các cháu
+ Chú trọng việc phát triển, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
– Đối với học sinh 6 tuổi, nhà trường tư vấn phụ huynh có thể nhắc nhở cho các em tự giác rửa tay, chải răng và biết cách tự bảo vệ bản thân mình.
– Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các ngày lễ, hội ….
– Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Ở lớp, giáo viên tạo môi trường thân tình, gần gũi như ở nhà. Lúc trẻ về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của các bé về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính … để giáo viên có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
1.3. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ
Phụ huynh cần tham gia cùng với nhà trường thường kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc, bảo vệ học sinh.
1.4. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất
Đóng góp xây dựng, cải tạo trường, lớp, công trình vệ sinh … theo quy định và theo thỏa thuận.
2. Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh
– Qua thông báo đài, góc “Truyền thông giáo dục sức khỏe” của trường: nhằm thông tin truyền thông tới phụ huynh các kiến thức phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích … hoặc thông báo về tình hình khám sức khỏe, tẩy giun định kì, các yêu cầu của Nhà trường đối với gia đình học sinh, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
– Trao đổi thường xuyên nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe.
– Tổ chức họp phụ huynh định kì (2 lần/năm): Hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm và tổng kết năm học) để thông báo tình hình học tập, sức khỏe, tâm lý của trẻ, kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ cho phụ huynh.
-Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ để phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng, khi có dịch bệnh.
– Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ toàn trường.
– Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà khi đau bệnh.
– Phụ huynh tham quan hoạt động của trường./.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Lan